Không có tên trong sổ hộ khẩu có quyền tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình?

Nội dung tư vấn: Sổ đỏ nhà em là sổ đỏ hộ gia đình theo tên chủ hộ là ba em. Lúc cấp sổ đỏ hộ khẩu gia đình chỉ gồm ba em, bà nội em, hai chị em em đứa 6 tuổi, đứa 9 tuổi còn mẹ em đã mất năm 1989, các cô em có chồng tách khẩu đi từ trước khi ông nội em mất năm 1988. Lúc đoàn kiểm tra đến nhà để làm sổ đỏ, ba em có đưa tên bà nội để làm sổ đỏ mà họ gạch tên bà em lấy tên ba em làm ra sổ đỏ hộ gia đình tên là tên ba em. Như vậy thì các cô em có kiện chia đất của ba em được không ạ. Cảm ơn luật sư nhiều. Kính chúc luật sư luôn mạnh khỏe. Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình với người đứng tên đại diện là bố bạn. Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau: “29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đ

Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ?

Nhu cầu người Việt Nam ở nước ngoài cần mua nhà đất tại quê hương của mình đang gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên thủ tục tương đối phức tạp nên nhiều người vẫn còn chưa rõ việc đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào. Người Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ không? Luật sư tại DHLaw sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này qua bài viết bên dưới. Mời bạn đọc tham khảo.

Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ

Căn cứ pháp lý xác định quyền đứng tên sổ đỏ của người Việt kiều


  • Luật đất đai năm 2013;
  • Luật nhà ở năm 2014;
  • Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008;

Luật sư tư vấn quyền đứng tên sổ đỏ của người Việt kiều


Trước khi trả lời câu hỏi, bạn đọc cần hiểu quy định của Pháp luật về khái niệm người Việt kiều. Không phải bất cứ ai có nguồn gốc là người Việt, trở về từ nước ngoài đều được gọi là Việt kiều.

Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008


Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Điều 186 Luật đất đai năm 2013


1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Điều 7 Luật nhà ở năm 2014


Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Theo các điều khoản bên trên, Việt kiều là người có nguồn gốc Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam, có thời gian định cư ở nước ngoài lâu dài thì thuộc đối tượng được quyền sở hữu nhà ở. Người Việt kiều được đứng tên Sổ đỏ khi đồng thời là chủ sở hữu của nhà ở trên đất.

Theo điều 8 Luật nhà ở năm 2014; Khoản 1 Điều 186 Luật đất đai 2013, khi Việt kiều đáp ứng đủ các điều kiện mua nhà ở Việt Nam sẽ được công nhận quyền sở hữu nhà ở khi mua nhà theo các hình thức như: Mua nhà của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Đồng nghĩa nhận quyền sang tên sổ đỏ.

Trên đây là trả lời của luật sư công ty DHLaw về câu hỏi người Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ không? Nếu có thắc mắc, cần được tư vấn hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam, bạn đọc hãy liên hệ tới công ty luật DHLaw để nhận được sự tư vấn của các luật sư 24/24.

-------------------------------------------------

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: (028) 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Tag: #dhlaw #sodo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói uy tín tại TPHCM

Điều kiện cấp sổ đỏ lần đầu

Kinh nghiệm đi làm sổ đỏ