Không có tên trong sổ hộ khẩu có quyền tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình?

Nội dung tư vấn: Sổ đỏ nhà em là sổ đỏ hộ gia đình theo tên chủ hộ là ba em. Lúc cấp sổ đỏ hộ khẩu gia đình chỉ gồm ba em, bà nội em, hai chị em em đứa 6 tuổi, đứa 9 tuổi còn mẹ em đã mất năm 1989, các cô em có chồng tách khẩu đi từ trước khi ông nội em mất năm 1988. Lúc đoàn kiểm tra đến nhà để làm sổ đỏ, ba em có đưa tên bà nội để làm sổ đỏ mà họ gạch tên bà em lấy tên ba em làm ra sổ đỏ hộ gia đình tên là tên ba em. Như vậy thì các cô em có kiện chia đất của ba em được không ạ. Cảm ơn luật sư nhiều. Kính chúc luật sư luôn mạnh khỏe. Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình với người đứng tên đại diện là bố bạn. Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau: “29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đ

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận

Hiện nay các thủ tục làm sổ đỏ, sang tên sổ đỏ,... hoặc những vấn đề khác liên quan đến sổ đỏ đều được đánh giá là phức tạp. Và sẽ còn phức tạp hơn khi xảy ra vấn đề tranh chấp đất đai không có giấy tờ. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được giải quyết như thế nào? Bạn quan tâm hãy theo dõi bài viết được công ty luật DHLaw chia sẻ dưới đây.

Tranh chấp đất đai

Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất


Như đã đề cập, nếu không có sổ đỏ hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất thì khi xảy ra tranh chấp, hướng giải quyết có phần rắc rối, phức tạp. Các loại giấy tờ khác ngoài sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất ở đây là những giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013.

Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít các trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận như Sổ đỏ hoặc các giấy tờ khác nêu trên. Đối với trường hợp này, luật sư tư vấn đất đai tại DHLaw đã tư vấn.

Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Sổ đỏ


Khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định việc tranh chấp đất đai khi chưa có Sổ đỏ sẽ được giải quyết dựa trên các căn cứ sau.

1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;

2. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

3. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

4. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

5. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài các căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ nêu trên, cơ quan thẩm quyền cũng có thể dựa vào kết quả xác minh thực tế; Biên bản hòa giải; Lời khai của các đương sự; Giấy tờ giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất của các bên; Kết quả giám định,.. nếu có.

Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai


Theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đương sự không có Sổ đỏ thuộc về.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Tòa án nhân dân;
  • Bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường;
Phụ thuộc vào đối tượng tranh chấp là ai? Là hộ gia đình, cá nhân hay các tổ chức? Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không có giấy này mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là khác nhau. Bạn có thể liên hệ tới công ty tư vấn luật DHLaw để được tư vấn chi tiết hơn.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không giấy tờ


Khi xảy ra tranh chấp đất đai thì hòa giải là một trong những bước luôn được khuyến khích thực hiện và bắt buộc phải thông qua. Theo Điều 202 Luật đất đai 2013; Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Vấn đề hòa giải khi xảy ra tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân như sau.

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải (đây là thủ tục bắt buộc).

Thời hạn: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản và được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã. Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã xảy ra một trong hai trường hợp.

Trường hợp 1. Hòa giải thành công

Có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới sổ đỏ.

Trường hợp 2. Hòa giải không thành công

Khi chủ sở hữu đất không chứng minh được nguồn gốc sử dụng đất thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết như sau
  1. Theo thủ tục hành chính (yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất giải quyết)
  2. Theo thủ tục tố tụng dân sự (khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền)
Trên đây là thông tin về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai không có Sổ đỏ mà bạn có thể tham khảo. Khi gặp khó khăn, cần được hỗ trợ, bạn hãy liên hệ tới công ty luật DHLaw để được tư vấn miễn phí.
-------------------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: (028) 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trân trọng.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói uy tín tại TPHCM

Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh trọn gói tại TPHCM

Kinh nghiệm đi làm sổ đỏ