Không có tên trong sổ hộ khẩu có quyền tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình?

Nội dung tư vấn: Sổ đỏ nhà em là sổ đỏ hộ gia đình theo tên chủ hộ là ba em. Lúc cấp sổ đỏ hộ khẩu gia đình chỉ gồm ba em, bà nội em, hai chị em em đứa 6 tuổi, đứa 9 tuổi còn mẹ em đã mất năm 1989, các cô em có chồng tách khẩu đi từ trước khi ông nội em mất năm 1988. Lúc đoàn kiểm tra đến nhà để làm sổ đỏ, ba em có đưa tên bà nội để làm sổ đỏ mà họ gạch tên bà em lấy tên ba em làm ra sổ đỏ hộ gia đình tên là tên ba em. Như vậy thì các cô em có kiện chia đất của ba em được không ạ. Cảm ơn luật sư nhiều. Kính chúc luật sư luôn mạnh khỏe. Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình với người đứng tên đại diện là bố bạn. Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau: “29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đ

Thực trạng tranh chấp đất đai hiện nay như thế nào?

Tổng hơp số liệu thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, thực trạng tranh chấp đất đai hiện nay không những gia tăng về mặt số lượng, mà tính chất phức tạp của vụ việc cũng gia tăng. Đặc biệt, tại các vùng đô thị hóa nhanh, sự việc tranh chấp đất đai diễn ra ngày một nhiều hơn. Cụ thể thực trạng này như thế nào? Bạn quan tâm, có thể tham khảo bài viết tại đây.

1. Nguyên nhân dẫn tới tranh chấp đất đai

 - Việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở;
 - Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tiến hành chậm;
 - Việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời;
 - Đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăng đột biến;
 - Và một vài nguyên nhân khác;

2. Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp

- Tranh chấp xác định quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp liên quan đến các giao diện về quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất;

Thông tin chi tiết hơn về các dạng tranh chấp đất đai, bạn có thể tham khảo tại đây.


3. Thực trạng tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay

Các tranh chấp đất đai diễn ra gay gắt và phát sinh ở hầu hết các địa phương. Tính bình quân trong cả nước tranh chấp đất đai chiếm từ 55 - 60%, thậm chí nhiều tỉnh phía Nam chiếm từ 70 - 80% các tranh chấp dân sự phát sinh (thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bạc Liêu, Long An...)

Báo cáo tại Kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa 14 cho thấy, đơn khiếu nại chiếm 70%, đa số là đơn có nội dung khiếu nại liên quan đến việc áp dụng chính sách pháp luật đất đai trước năm 2013. Cụ thể:

+ Khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, khoảng 26%;

+ Khiếu nại liên quan đến giá bồi thường, khoảng 21%;

+ Khiếu nại liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoảng 22%;

+ Khiếu nại liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, cho thuê đất…khoảng 01%;

+ Đơn tranh chấp đất đai chiếm 12% (đa số tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân);

+ Đơn đòi lại đất cũ chiếm 7%;

+ Đơn tố cáo sai phạm về đất đai 11%;

4. Liên hệ tư vấn

Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói uy tín tại TPHCM

Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh trọn gói tại TPHCM

Kinh nghiệm đi làm sổ đỏ