Không có tên trong sổ hộ khẩu có quyền tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình?

Nội dung tư vấn: Sổ đỏ nhà em là sổ đỏ hộ gia đình theo tên chủ hộ là ba em. Lúc cấp sổ đỏ hộ khẩu gia đình chỉ gồm ba em, bà nội em, hai chị em em đứa 6 tuổi, đứa 9 tuổi còn mẹ em đã mất năm 1989, các cô em có chồng tách khẩu đi từ trước khi ông nội em mất năm 1988. Lúc đoàn kiểm tra đến nhà để làm sổ đỏ, ba em có đưa tên bà nội để làm sổ đỏ mà họ gạch tên bà em lấy tên ba em làm ra sổ đỏ hộ gia đình tên là tên ba em. Như vậy thì các cô em có kiện chia đất của ba em được không ạ. Cảm ơn luật sư nhiều. Kính chúc luật sư luôn mạnh khỏe. Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình với người đứng tên đại diện là bố bạn. Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau: “29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đ

Các dạng trường hợp tranh chấp đất đai thường gặp

Tranh chấp đất đai không chỉ đơn thuần là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Thực tế còn có nhiều dạng tranh chấp đất đai khác. Mỗi một dạng có từng ý nghĩa cũng như hướng giải quyết có điểm khác nhau. Vậy các dạng trường hợp tranh chấp đất đai thường gặp hiện nay là gì? Bạn quan tâm, có thể tìm hiểu tại bài viết chia sẻ dưới đây.

Vì sao cần phân loại tranh chấp đất đai?

Xác định và phân loại được tranh chấp đất đai thuộc dạng nào sẽ giúp quá trình thủ tục giải quyết tranh chấp được diển ra nhanh, thuận lợi hơn. Cụ thể hơn, giúp đương sự xác định được cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là cơ quan nào? Là Tòa án nhân dân hay Ủy ban nhân dân? Hình thức khởi kiện sẽ theo tố tụng dân sự hay tố tụng hành chính? Đây chính là những cơ sở để xác định trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

Tuy nhiên, việc phân loại này vẫn chỉ là tương đối. Bởi trên thực tế có những vụ án, tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp có dấu hiệu của tất cả các dạng tranh chấp. Để xác định các dạng tranh chấp đất, ngoài các quy định của Luật đất đai, còn cần căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam để xác định ai kiện, kiện ai, kiện về vấn đề gì,...

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Trường hợp tranh chấp đất thứ nhất: Tranh chấp xác định quyền sử dụng đất

Dạng tranh chấp này phát sinh trong quá trình sử dụng. Khi giải quyết dạng tranh chấp đất đai này, phía tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai. Theo điển a, khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi và bổ sung năm 2011, có hiệu lực kể từ ngày 1/01/2012 thì dạng tranh chấp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Trong trường hợp này, hay gặp nhất đó là:

 - Tranh chấp về ranh giới đất liền kề;
 - Tranh chấp ngõ đi;
 - Cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị trùng diện tích;
 - Người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chủ cũ đòi lại đất;
 - Chủ cũ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng người sử dụng đất cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng.

Trường hợp tranh chấp đất thứ hai: Tranh chấp liên quan đến giao dịch quyền sử dụng đất

Giao dịch quyền sử dụng đất có thể kể đến như:
 - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Sang tên sổ đỏ;
 - Chuyển đổi quyền sử dụng đất;
 - Cho thuê quyền sử dụng đất;
 - Thế chấp, bảo lãnh, góp vốn;...

Các tranh chấp này có thể là
 - Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;
 - Công nhận hiệu lực của hợp đồng;
 - Tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Thời hiệu khởi kiện đối với dạng tranh chấp này được áp dụng như đối với thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng nói chung.

Trường hợp tranh chấp đất thứ ba: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Dạng tranh chấp này thường xuất phát từ việc không thống nhất phân chia di sản thừa kế. Di sản ở đây thông thường là quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, tòa án phải xác định ranh giới để phân chia. Thời hiệu khởi kiện đối với dạng tranh chấp này được áp dụng như đối với thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về thừa kế tài sản nói chung.

Trường hợp tranh chấp đất thứ tư: Tranh chấp về tài sản gắn liền quyền sử dụng đất

Tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất gồm:
 - Tranh chấp tài sản về nhà ở, vật kiến trúc khác như nhà bếp, nhà tắm, nhà về sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở;
 - Các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác;
 - Hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác…

Trên đây là những trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến thường gặp. Khi có thắc mắc, cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ tới công ty luật DHLaw để được tư vấn miễn phí.

Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw.
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói uy tín tại TPHCM

Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh trọn gói tại TPHCM

Kinh nghiệm đi làm sổ đỏ