Không có tên trong sổ hộ khẩu có quyền tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình?

Nội dung tư vấn: Sổ đỏ nhà em là sổ đỏ hộ gia đình theo tên chủ hộ là ba em. Lúc cấp sổ đỏ hộ khẩu gia đình chỉ gồm ba em, bà nội em, hai chị em em đứa 6 tuổi, đứa 9 tuổi còn mẹ em đã mất năm 1989, các cô em có chồng tách khẩu đi từ trước khi ông nội em mất năm 1988. Lúc đoàn kiểm tra đến nhà để làm sổ đỏ, ba em có đưa tên bà nội để làm sổ đỏ mà họ gạch tên bà em lấy tên ba em làm ra sổ đỏ hộ gia đình tên là tên ba em. Như vậy thì các cô em có kiện chia đất của ba em được không ạ. Cảm ơn luật sư nhiều. Kính chúc luật sư luôn mạnh khỏe. Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình với người đứng tên đại diện là bố bạn. Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau: “29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đ

Mẹ chồng có quyền đòi nhà, không cho con dâu ở?

Vài tháng sau khi chồng tôi đột ngột qua đời, mẹ chồng nói muốn đòi lại căn nhà đã cho từ nhiều năm trước.

Sau khi cưới, bố mẹ chồng tặng riêng cho chồng tôi một ngôi nhà, đứng tên của anh. Gia đình nhỏ của tôi sống trong căn nhà này đã lâu.

Mấy tháng trước, chồng tôi đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông, không kịp để lại di chúc. Mẹ chồng tôi giờ muốn đòi lại nhà hoặc ít nhất tôi phải trả bà một nửa giá trị.

Xin hỏi, mẹ chồng tôi có quyền được làm như thế không? (Nguyễn Nguyên)

Luật sư trả lời

Theo nguyên tắc chung, nếu người mất để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc. Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản sẽ được chia theo pháp luật.

Ngôi nhà được bố mẹ tặng cho sau khi cưới và đứng tên chồng bạn. Vì thế khi anh ấy qua đời, tài sản sẽ được chia theo pháp luật.

Khoản 1, 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Như vậy, bố mẹ chồng, bạn và con bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, yêu cầu lấy lại ngôi nhà hoặc đưa lại nửa giá trị ngôi nhà của mẹ chồng bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói uy tín tại TPHCM

Kinh nghiệm đi làm sổ đỏ

Điều kiện cấp sổ đỏ lần đầu