Không có tên trong sổ hộ khẩu có quyền tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình?

Nội dung tư vấn: Sổ đỏ nhà em là sổ đỏ hộ gia đình theo tên chủ hộ là ba em. Lúc cấp sổ đỏ hộ khẩu gia đình chỉ gồm ba em, bà nội em, hai chị em em đứa 6 tuổi, đứa 9 tuổi còn mẹ em đã mất năm 1989, các cô em có chồng tách khẩu đi từ trước khi ông nội em mất năm 1988. Lúc đoàn kiểm tra đến nhà để làm sổ đỏ, ba em có đưa tên bà nội để làm sổ đỏ mà họ gạch tên bà em lấy tên ba em làm ra sổ đỏ hộ gia đình tên là tên ba em. Như vậy thì các cô em có kiện chia đất của ba em được không ạ. Cảm ơn luật sư nhiều. Kính chúc luật sư luôn mạnh khỏe. Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình với người đứng tên đại diện là bố bạn. Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau: “29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đ

Các bước trong thủ tục giải quyết tranh chấp chấp đất đai

Đất đai là tài sản giá trị lớn và có liên quan tới nhiều bộ luật, thế nên khi xảy ra tranh chấp sẽ rất khó giải quyết nếu người trong cuộc không nắm rõ các quy định này. Các bước trong thủ tục giải quyết tranh chấp chấp đất đai sẽ được LuatDHLaw chúng tôi trình bày trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.

các bước trong thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Các dạng tranh chấp đất phổ biến


Việc phân dạng trang chấp đất giúp đưa ra hướng giải quyết đúng và chính xác nhất. Thực tế, tranh chấp đất đai có nhiều dạng, nhưng chủ yếu tập trung ở ba dạng chính, gồm:
  • Tranh chấp quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
  • Các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
Mặc dù chia dạng để đưa ra hướng giải quyết tranh chấp, nhưng theo luật đất đai 2013, luôn khuyến khích các bên xảy ra tranh chấp tự hòa giải với nhau. Nếu không thể tự hòa giải, có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai lên cơ quan thẩm quyền, là UBND cấp xã nơi có đất hòa giải.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Theo Bộ luật tố tụng dân sự

Bên khởi kiện có thể gửi đơn đến Tòa Án có thẩm quyền nơi có bất động sản đang tranh chấp. Các bước tiến hành thủ tục như sau:
  • Người khởi kiện gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền cùng với hồ sơ, chứng cứ xác nhận quyền sử dụng bất động sản cần tranh chấp.
  • Thực hiện việc tạm ứng án phí, hoàn chỉnh lại các hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án.
  • Tòa sẽ tiến hành hòa giải để hai bên thỏa thuận. Nếu hòa giải thành công thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành.
  • Nếu hòa giải không thành Tòa Án sẽ mở phiên tòa xét xử.
  • Việc các bên đương sự không đồng ý trong quá trình xét xử các bên có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Theo trình tự hành chính

Thủ tục này chỉ áp dụng khi bên tranh chấp chấp không có giấy tờ, hồ sơ chứng cứ quyền sử dụng đất theo quy định. Các thủ tục tiến hành giải quyết ở UBND, thẩm quyền giải quyết lúc này là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên tranh chấp không đồng ý giải quyết lần đầu thì có thể khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Trường hợp tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài thì các bên có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nhưng nếu các bên không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường. Hoặc có thể khởi kiện tại UBND theo quy định của luật tố tụng hành chính.

  • Tự hòa giải giữa các bên;
  • Hòa giải bắt buộc tại cơ sở;
  • Giải quyết tranh chấp đất đai theo hình thức tố tụng dân sự;

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói uy tín tại TPHCM

Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh trọn gói tại TPHCM

Kinh nghiệm đi làm sổ đỏ