Không có tên trong sổ hộ khẩu có quyền tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình?

Nội dung tư vấn: Sổ đỏ nhà em là sổ đỏ hộ gia đình theo tên chủ hộ là ba em. Lúc cấp sổ đỏ hộ khẩu gia đình chỉ gồm ba em, bà nội em, hai chị em em đứa 6 tuổi, đứa 9 tuổi còn mẹ em đã mất năm 1989, các cô em có chồng tách khẩu đi từ trước khi ông nội em mất năm 1988. Lúc đoàn kiểm tra đến nhà để làm sổ đỏ, ba em có đưa tên bà nội để làm sổ đỏ mà họ gạch tên bà em lấy tên ba em làm ra sổ đỏ hộ gia đình tên là tên ba em. Như vậy thì các cô em có kiện chia đất của ba em được không ạ. Cảm ơn luật sư nhiều. Kính chúc luật sư luôn mạnh khỏe. Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình với người đứng tên đại diện là bố bạn. Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau: “29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đ

Những lưu ý cần nhớ khi mua nhà trong hẻm

Pháp lý phức tạp, xây sửa khó khăn, lưu thông bất tiện… là những vấn đề mà người mua nhà trong hẻm nhỏ dưới chuẩn cần phải tính đến. Khi lựa chọn mua nhà trong hẻm, bạn cần phải cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền để tránh các vấn đề pháp lý phức tạp, hoặc bất tiện khi sinh hoạt.

Kiểm tra pháp lý ngôi nhà

Vấn đề quan trọng đầu tiên bạn cần phải chú trọng khi quyết định mua một căn nhà là tìm hiểu tính pháp lý của căn nhà đó, nhất là khi quyết định mua nhà trong hẻm. Muốn biết nhà có nằm trong diện quy hoạch hay không, bạn cần bỏ công sức lên địa chính phường, công an phường, để tìm hiểu quy hoạch hoặc lân la hỏi chính những người dân quanh khu đó.

Đồng thời,khi mua nhà trong hẻm, bạn cũng cần gặp được chủ nhà và trực tiếp xem sổ đỏ của căn nhà đó. Nếu nhà nhiều tầng nhưng trong sổ đỏ chỉ nêu đất thì bạn cần xác minh có phải nhà xây không phép hay không. Trường hợp căn nhà xây không phép, sau này nhà nước có thu hồi thì chỉ được tính giá trị đất để đền bù, bạn hãy lập luận để đòi giảm giá.

Nếu diện tích thực căn nhà là 30 m2 nhưng trong sổ đỏ chỉ 27 m2 thì chứng tỏ chủ nhà cũ đã lấn chiếm 3m2, bạn có thể thương lượng chỉ tính tiền mua phần có trong sổ đỏ. Trong trường hợp nếu bạn mua nhà cấp 4, có diện tích nhỏ hơn 30 m2, thì xin hãy yêu cầu chủ nhà xin giấy phép xây dựng cho căn nhà, thường thì chủ nhà phải mất một khoản kha khá để làm việc trên. Sau khi hoàn thành bạn mới nên đặt cọc tiền mua.

Tránh mua nhà trong hẻm quá nhỏ

Tại Hà Nội và TP.HCM hiện nay, có hàng chục nghìn con hẻm nhỏ hơn cả chiều rộng tối thiểu 3,5m, nhiều con hẻm lòng đường chỉ vừa một xe gắn máy đi lọt. Nhà hẻm càng nhỏ thì di chuyển càng vất vả, đó là chưa kể thanh khoản nhà trong hẻm cụt kém hơn những căn nhà hẻm to. Ngoài ra, nhà hẻm nhỏ khi sửa chữa, xây dựng nhà thường bị đội chi phí rất nhiều so với những vị trí khác do không có chỗ chứa vật tư, vận chuyển vật liệu nhiều lần bị hao hụt, tốn thêm chi phí nhân công, mất thời gian,…

Khi quyết định mua nhà trong hẻm, bạn cũng cần phải lường trước được quy luật hẻm càng nhỏ thì giá trị căn nhà càng bị giảm sút so với tài sản ở vị trí khác có cùng giá trị. Khi cần tiền gấp, bán nhà trong hẻm nhỏ thường bị ép giá và gặp rất nhiều trở ngại trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng do bị định giá quá thấp. Các nhà đầu tư khôn ngoan thường có câu nói cửa miệng là “thà đổ tiền vào nhà nhỏ trong hẻm to còn hơn là mua nhà to trong hẻm nhỏ” là vì lý do này. Dù nhà trong hẻm nhỏ giá rẻ hơn nhưng lại phải tốn chi phí tân trang sửa chữa thường xuyên. Do vậy, khó tránh cảnh mua dễ bán khó hoặc kéo dài thời gian thương lượng, khó chốt giao dịch.
Không mua nhà cuối hẻm

Khi chọn mua nhà trong hẻm, cũng cần lưu ý cần tránh những căn nhà nằm ở cuối hẻm. Ngôi nhà trong hẻm cụt sẽ tận dụng được lợi thế về giá và khu vực trước nhà làm cổng riêng, không bị ai làm phiền. Nhưng khi mua nhà trong hẻm, bạn sẽ chịu rất nhiều hạn chế về kiến trúc, không thể xây đẹp như các vị trí khác. Bên cạnh đó, việc sắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng tự nhiên cho ngôi nhà cũng rất khó khăn.

Hơn nữa, nhà cuối hẻm luôn nhận được ít năng lượng, dễ xảy ra tình trạng tụ khí gây bất lợi cho gia chủ. Các chuyên gia phong thủy cho rằng, nhà nằm cuối hẻm thì việc đón dòng khí dẫn từ ngoài vào sẽ kém hơn các nhà khác, hẻm càng dài, càng quanh co thì khí càng bị thất thoát nhiều. Đặc biệt, nhà cuối hẻm không có sự trao đổi khí thường xuyên nên dễ xảy ra tình trạng bế khí không tốt.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói uy tín tại TPHCM

Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh trọn gói tại TPHCM

Kinh nghiệm đi làm sổ đỏ