Khi một người được xác định là đã chết, những người thân liên quan cần làm thủ tục tuyên bố chết tại cơ quan thẩm quyền nhà nước. Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc cần thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi của người khuất và cả những cá nhân, tổ chức có quan hệ pháp lý liên quan. Vậy tuyên bố chết là gì? Quy định tuyên bố chết luật dân sự 2015 như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ trình bày các khía cạnh về tuyên bố chết. Mời bạn tham khảo thông tin tại đây.
1. Tuyên bố chết là gì?
Tuyên bố chết là một trong những thủ tục pháp lý được quy định bởi Pháp luật. Thế nhưng, hiện nay chưa có khái niệm chính xác được pháp luật quy định. Thế nên, hiểu đơn giản, tuyên bố chết là hình thức xác nhận tới cơ quan thẩm quyền một cá nhân nào đó đã qua đời. Việc xác nhận này có đầy đủ cơ sở pháp lý để chứng minh. Bên cạnh đó, không còn thông tin cho thấy người được yêu cầu tuyên bố chết còn sống.
2. Luật dân sự 2015 quy định tuyên bố chết
a. Điều kiện tuyên bố chết
Tuyên bố chết được quy định tại Khoản 01 Điều 71 Luật dân sự 2015. Lưu ý, các quy định dưới đây cũng là câu trả lời khi được hỏi Một người bị tuyên bố chết khi nào? Cụ thể như sau:
Điều 71: Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
b. Cơ quan thẩm quyền Tuyên bố chết
Cũng theo Điều 71 Luật dân sự 2015, cơ quan có thẩm quyền Tuyên bố chết được xác định là Tòa án. Cụ thể:
Điều 71: Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết...
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
c. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố chết
Trong trường hợp quyết định Tuyên bố chết của Tòa án có hiệu lực, cá nhân đó được xem là chết về mặt pháp lý. Tức là tư cách chủ thể, tư cách quan hệ nhân thân, tư cách quan hệ tài sản bị chấm dứt hoàn toàn.
Tham khảo: Thủ tục sang tên sổ đỏ cho vợ khi chồng chết.
Cụ thể, Điều 72 Luật dân sự 2015 quy định:
Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Liên hệ nhận tư vấn miễn phí về tuyên bố chết
Bên cạnh đó, luật dân sự 2015 cũng quy định về ngày tuyên bố chết của một người, cơ quan thẩm quyền tuyên bố chết, hủy tuyên bố chết cho một người,... Khi còn vướng mắc, cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ tới công ty luật DHLaw qua số Hotline: 0909 854 850. Đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi của chúng tôi sẽ giúp bạn rõ hơn về vấn đề này. Xin cảm ơn!
Công ty luật DHLaw. Link: Tìm hiểu tuyên bố chết luật dân sự 2015 - DHLaw