Không có tên trong sổ hộ khẩu có quyền tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình?

Nội dung tư vấn: Sổ đỏ nhà em là sổ đỏ hộ gia đình theo tên chủ hộ là ba em. Lúc cấp sổ đỏ hộ khẩu gia đình chỉ gồm ba em, bà nội em, hai chị em em đứa 6 tuổi, đứa 9 tuổi còn mẹ em đã mất năm 1989, các cô em có chồng tách khẩu đi từ trước khi ông nội em mất năm 1988. Lúc đoàn kiểm tra đến nhà để làm sổ đỏ, ba em có đưa tên bà nội để làm sổ đỏ mà họ gạch tên bà em lấy tên ba em làm ra sổ đỏ hộ gia đình tên là tên ba em. Như vậy thì các cô em có kiện chia đất của ba em được không ạ. Cảm ơn luật sư nhiều. Kính chúc luật sư luôn mạnh khỏe. Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình với người đứng tên đại diện là bố bạn. Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình sử dụng đất như sau: “29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đ

Chồng được mẹ ruột cho riêng mảnh đất

Tôi có vợ và hai con nhưng mẹ ruột dự định sang tên cho một mình tôi mảnh đất. Vì đây là đất cha mẹ để lại nên tôi cũng muốn sau này để lại cho các con.

Nếu vợ chồng tôi ly hôn, mảnh đất này có được coi là tài sản chung không? Trường hợp vợ chồng tôi cùng đứng tên, thỏa thuận rằng "thửa đất sẽ để lại cho các con, cả vợ và chồng không được phân chia buôn bán trong mọi trường hợp" thì có giá trị pháp lý không? (NguyenSoon79)

Luật sư tư vấn

Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) quy định tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân...

Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ quy định quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Theo thông tin cung cấp, anh được mẹ đẻ tặng cho mảnh đất và dự định sẽ sang tên cho anh. Do chưa rõ việc tặng cho mảnh đất từ mẹ đẻ sang anh được thực hiện thông qua hình thức nào (hợp đồng tặng cho công chứng, giấy tặng cho không công chứng, thỏa thuận miệng...) nên chưa có cơ sở xác định rõ hiệu lực pháp lý của giao dịch này.

Tuy nhiên, nếu việc tặng cho đã được xác lập hợp pháp tại tổ chức công chứng và sau đó đã thực hiện các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì căn cứ vào các quy định đã viện dẫn, mảnh đất mà anh đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản riêng của anh. Vợ anh không có bất cứ quyền hạn hay nghĩa vụ gì đối với tài sản này.

Trường hợp cả hai vợ chồng anh cùng đứng tên trên thửa đất, thỏa thuận bằng văn bản rằng "thửa đất sẽ để lại cho các con, cả vợ và chồng không được phân chia buôn bán trong mọi trường hợp" thì hoàn toàn có giá trị pháp lý. Bởi khoản 1 Điều 35 Luật HN&GĐ quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp tài sản chung là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.

Căn cứ vào quy định trên, vợ chồng anh hoàn toàn có quyền lập văn bản thỏa thuận với nội dung để lại tài sản này cho các con và một trong hai vợ chồng không được quyền định đoạt đối với tài sản kể từ ngày văn bản thỏa thuận được ký kết.

Các nội dung cần phải có trong văn bản này bao gồm:

- Thông tin nhân thân hai vợ chồng (họ tên, năm sinh, địa chỉ, giấy tờ tùy thân).

- Thông tin nhân thân của các người con mà anh chị dự định tặng cho đất (họ tên, năm sinh, địa chỉ, giấy tờ tùy thân).

- Nội dung thỏa thuận và cam kết, cần nêu rõ: hai vợ chồng cùng thống nhất tặng cho mảnh đất (ghi rõ thông tin về mảnh đất: chủ sở hữu/chủ sử dụng, địa chỉ, diện tích, hiện trạng vị trí, giấy tờ pháp lý của thửa đất...) cho các con. Khi các con thành niên (đủ 18 tuổi) thì hai vợ chồng sẽ thực hiện các thủ tục tặng cho tài sản theo quy định của pháp luật để các con trở thành chủ sử dụng/chủ sở hữu hợp pháp đối với mảnh đất.

- Kể từ thời điểm văn bản thỏa thuận được ký kết, vợ hoặc chồng đều không được quyền định đoạt đối với tài sản nêu trên.

- Trách nhiệm quản lý tài sản ở thời điểm hiện tại: vợ chồng anh có thể thỏa thuận về việc ai sẽ thay mặt mình quản lý tài sản.

Hiện, pháp luật không quy định bắt buộc thỏa thuận này phải được công chứng tại tổ chức công chứng mới có hiệu lực. Do vậy, chỉ cần cả hai bên thống nhất thỏa thuận và cùng ký kết thì văn bản thỏa thuận đã có giá trị pháp lý.

Tuy nhiên, để đảm bảo nội dung được chặt chẽ (không trái với quy định của pháp luật hay đạo đức xã hội) đồng thời tăng tính rằng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa hai vợ chồng với nhau cũng như giữa hai vợ chồng với các con trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản này, anh chị nên liên hệ tổ chức công chứng để xác lập, ký kết, công chứng văn bản thỏa thuận. Việc công chứng có thể được thực hiện tại bất cứ tổ chức công chứng nào.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói uy tín tại TPHCM

Kinh nghiệm đi làm sổ đỏ

Điều kiện cấp sổ đỏ lần đầu